Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

Ra văn bản hướng dẫn quy trình đi xuất khẩu lao động Đài Loan

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa qua đã ra văn bản hướng dẫn các doanh nghiệp về quy trình đưa lao động đi làm việc có thời hạn tại Đài Loan. Trong đó là những quy định cụ thể về doanh nghiệp được cấp phép cung ứng lao động, cung cách tuyển lựa lao động, điều kiện hợp đồng, các khoản phí được phép thu từ người lao động,…Để lộ trình xuất khẩu lao động Đài Loan được an toàn, hợp lệ và có được kết quả tốt, việc nắm vững các kiến thức luật pháp này là điều rất cần thiết. Cùng xem những quy định mới này là gì và có tác động nào đến đơn vị cung ứng nhân lực và trực tiếp người lao động? 
 
Nội dung văn bản hướng dẫn
Trong văn bản hướng dẫn các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, Bộ LĐ TB & XH nêu rõ: Cục Quản lý lao động ngoài nước giới thiệu với phía Đài Loan cấp phép đối với các doanh nghiệp khi đáp ứng các yêu cầu cụ thể sau: Có cán bộ chuyên trách về thị trường, quản lý lao động và bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho lao động sang làm việc tại Đài Loan. Các cán bộ này phải am hiểu quy định pháp luật liên quan đến hoạt động đưa lao động sang làm việc tại Đài Loan của Việt Nam và Đài Loan; có cơ sở đào tạo lao động đi làm việc tại Đài Loan đủ điều kiện tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho lao động trước khi xuất cảnh.
Trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của doanh nghiệp, Cục Quản lý lao động ngoài nước cấp Thư giới thiệu cho doanh nghiệp. Trường hợp không cấp Thư giới thiệu, Cục Quản lý lao động ngoài nước phải trả lời bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do.
Các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đã được phía Đài Loan cấp phép chỉ hợp tác với các công ty dịch vụ việc làm Đài Loan được cơ quan có thẩm quyền của Đài Loan xếp loại A, B theo kết quả đánh giá xếp loại gần nhất. Riêng đối với hoạt động cung ứng lao động thuyền viên tàu cá gần bờ, chỉ hợp tác với các công ty dịch vụ việc làm Đài Loan có kinh nghiệm tiếp nhận và quản lý lao động thuyền viên tàu cá.
Tuyển chọn lao động Việt Nam
Đối với lao động mới được đưa sang Đài Loan làm khán hộ công gia đình, doanh nghiệp chỉ tuyển chọn lao động từ 23 đến không quá 50 tuổi. Đồng thời, phải thực hiện đầy đủ các nội dung đào tạo lao động mới đi lần đầu theo quy định của phía Đài Loan thời lượng đào tạo là 390 giờ. Người lao động đã làm tại Đài Loan và được chủ sử dụng cũ thuê lại thì có thể quá 50 tuổi và doanh nghiệp không được thu tiền phí môi giới của người lao động.
Đối với lao động thuyền viên tàu cá gần bờ, doanh nghiệp chỉ tuyển chọn lao động có kinh nghiệm đi biển hoặc đánh bắt cá trên biển từ đủ 20 đến không quá 45 tuổi. Doanh nghiệp thực hiện việc bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam và đào tạo ngoại ngữ cho người lao động theo yêu cầu của chủ sử dụng.

hướng dẫn quy trình đi xuất khẩu lao động Đài Loan

Điều kiện hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động ký giữa người lao động và chủ sử dụng lao động Đài Loan phải phù hợp với quy định pháp luật hiện hành tại Đài Loan và đáp ứng các điều kiện cơ bản sau: Thời hạn hợp đồng 3 năm, nếu là hợp đồng bổ sung thì tối thiểu là 1 năm 5 tháng. Mức lương không thấp hơn 17.000 Đài tệ/tháng đối với lao động khán hộ công gia đình; đối với lao động thuyền viên tàu cá gần bờ không thấp hơn mức lương cơ bản theo quy định của Đài Loan hiện nay là 20.008 Đài tệ/tháng. Chủ sử dụng cung cấp miễn phí điều kiện ăn, ở; chi trả tối thiểu 1 lượt vé máy bay về nước khi kết thúc hợp đồng; mua bảo hiểm rủi ro với mức bồi thường tối thiểu 300.000 Đài tệ.
Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ được thu của người lao động các khoản tiền sau:
- Phí dịch vụ không quá 1.000 USD/người/hợp đồng 3 năm đối với lao động khán hộ công gia đình; không quá 620 USD/người/hợp đồng 3 năm đối với lao động thuyền viên tàu cá gần bờ;
- Tiền môi giới không quá 400 USD/người/hợp đồng 3 năm;
- Chi phí đào tạo không quá 4,5 triệu đồng/khóa (390 giờ) đối với lao động khán hộ công gia đình; không quá 532.000 đồng/khóa bồi dưỡng kiến thức cần thiết với lao động thuyền viên tàu cá gần bờ;
- Tiền ký quỹ đảm bảo thực hiện hợp đồng không quá 800 USD/người/hợp đồng với lao động khán hộ công gia đình; không quá 1.000 USD/người/hợp đồng với lao động thuyền viên tàu cá gần bờ. Doanh nghiệp phải cấp hóa đơn/phiếu thu đầy đủ cho người lao động khi thực hiện các khoản thu này.
Ngoài các khoản phải đóng cho doanh nghiệp hoạt động dịch vụ Việt Nam, người lao động phải chi trả phí cấp hộ chiếu, visa, vé máy bay lượt đi (nếu có), khám sức khỏe, lý lịch tư pháp, đóng Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của cơ quan có thẩm quyền và các khoản phí theo quy định pháp luật hiện hành tại Đài Loan trong quá trình thực hiện hợp đồng tại Đài Loan.
Hiện tại xuất khẩu lao động Đài Loan đang là thị trường chiếm thị phần cao nhất với số lượng người Việt Nam sang làm việc có thời hạn cao ngất ngưởng đặc biệt ở 2 lĩnh vực nghề giúp việc gia đình và làm công xưởng. Để tìm hiểu về hồ sơ, thủ tục và quy trình đi xuất khẩu lao động Đài Loan cũng như cập nhật rõ hơn các đơn hàng đi Đài Loan tốt nhất tại ThangLongOSC xin vui lòng liên hệ 0466866770 hoặc truy cập website thanglongosc.edu.vn để biết thêm chi tiết.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét