Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016

Xuất khẩu lao động năm 2016 có nhiều điểm mới

Gia tăng tự do hóa di chuyển lao động (LĐ) trong một số lĩnh vực và yêu cầu xuất khẩu lao động (XKLĐ) có chất lượng cao, tạo kết nối liên tục và nâng cao hiệu quả Xuất khẩu lao động là những xu hướng mới trong bối cảnh hội nhập quốc tế...
Theo Tổng cục Thống kê, tính đến 1.1.2016, lực lượng LĐ từ 15 tuổi trở lên của Việt Nam là 54,61 triệu người; nam chiếm 51,7%; nữ chiếm 48,3%. Tỉ lệ LĐ qua đào tạo được cấp chứng chỉ là 21,9%. Việt Nam hiện có hơn 400.000 LĐ đang làm việc ở nước ngoài, với hơn 30 nhóm ngành nghề khác nhau. Năm 2015, cả nước đã có 115.980 LĐ đi làm việc ở nước ngoài, tăng trên 15% so với kế hoạch và là năm thứ hai liên tiếp Việt Nam đưa được trên 100.000 LĐ đi làm việc ở nước ngoài. Trong 2 tháng đầu năm nay, tổng số LĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 15.605 LĐ, bằng 90,69% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường XKLĐ chủ yếu tập trung ở Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc, Ả rập Xê út, Macao... Riêng Thái Lan đã cho phép hợp pháp hóa cho người LĐ Việt Nam làm việc cho 4 ngành nghề là điểm nhấn mới tích cực trên thị trường này.

Xuất khẩu lao động năm 2016 có nhiều điểm mới

Năm 2016, thị trường Xuất khẩu lao động hứa hẹn sẽ tiếp tục tăng từ những hiệp định hợp tác LĐ được ký kết trong năm 2015. Đặc biệt, những cơ hội và thách thức mới cho đào tạo và Xuất khẩu lao động ngày càng mở ra, gắn với việc nới lỏng các điều kiện đi lại và khuyến khích dịch chuyển các dòng doanh nhân, nhân viên kỹ thuật và LĐ lành nghề phục vụ kết nối chuỗi mạng nội khối trong các FTA, nhất là trong 8 ngành nghề được thỏa thuận công nhận tay nghề tương đương nội khối (kế toán, kiến trúc sư, nha sĩ, bác sĩ, điều dưỡng, kỹ sư, vận chuyển và nhân viên ngành du lịch) và trong 12 lĩnh vực ưu tiên đẩy nhanh liên kết (hàng nông sản; Ôtô; Điện tử; Nghề cá; Các sản phẩm từ caosu; Dệt may; Các sản phẩm từ gỗ; Vận tải hàng không; Thương mại điện tử ASEAN; Chăm sóc sức khoẻ; Du lịch và Logistics).

Một số thị trường đã nâng mức lương cơ bản, cũng như mở rộng danh mục những ngành nghề tuyển dụng lao động nước ngoài, các cam kết thực thi các quyền cơ bản của người lao động, bảo đảm khả năng tiếp cận với hệ thống thủ tục hành chính và tư pháp công bằng, không thiên vị… Người lao động vừa có cơ hội dịch chuyển chỗ làm, cải thiện thu nhập trong các nước thành viên AEC và các FTA khác theo quy định; đồng thời, cũng chịu áp lực việc làm do dịch chuyển lao động đến từ những nước này ngay trên “sân nhà”. Các doanh nghiệp có cơ hội thu hút nhân lực cao từ các nước khác, nhưng cũng chịu áp lực từ hoạt động “săn đầu người” của các công ty nhân lực hay tập đoàn lớn trong khu vực và thế giới.
Tất cả đã, đang và sẽ tiếp tục khiến người LĐ vừa có cơ hội và tăng áp lực cạnh tranh khi dịch chuyển chỗ làm, cải thiện thu nhập trong các nước thành viên AEC và các FTA khác theo quy định; vừa chịu áp lực giữ việc làm trước làn sóng nhập khẩu LĐ nước ngoài ngay trên “sân nhà”. Các doanh nghiệp có cơ hội thu hút nhân lực cao từ các nước khác, nhưng cũng chịu áp lực từ hoạt động “săn đầu người” của các công ty nhân lực hay tập đoàn lớn trong khu vực và thế giới.
Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm và thành công trong hoạt động xuất khẩu lao động nhật bản , bao gồm cung cấp lao động và nhận thầu, thầu phụ các công trình ở nước ngoài. Hoạt động xuất khẩu lao động đang từng bước được vận hành theo quy trình quản lý chất lượng ISO 9001-2000 trong tất cả các khâu, từ việc đào tạo, tuyển chọn quản lý chuyên gia và lao động đi làm việc ở nước ngoài, cũng như giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động...
Hoạt động Xuất khẩu lao động không chỉ góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình, phát triển kinh tế địa phương, mà còn góp phần nâng cao chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực, nhất là trình độ chuyên môn kỹ thuật, ngoại ngữ, tác phong công nghiệp, tư duy kinh tế cho người LĐ.
Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng. Mỗi năm có hàng trăm ngàn sinh viên chờ việc và hàng triệu LĐ mới tham gia thị trường và có nhu cầu đào tạo nghề. Trong khi đó, thị trường LĐ ngày càng có tính mở, quốc tế hóa và cạnh tranh hơn; lợi thế và hàm lượng về chi phí nhân công rẻ đang giảm dần, áp lực nâng cao năng suất, đổi mới kỹ thuật và sức cạnh tranh ngày càng tăng...

Công ty Cổ phần Đầu tư và Hợp tác quốc tế Thăng Long
·        Địa chỉ: số 6, tầng 8 tòa nhà Hội LHPN Đường Tôn Thất Thuyết , Cầu Giấy, Hà Nội
·        Phone: 04 66 866 770  -
  Website: http://thanglongosc.edu.vn/


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét