Thứ Ba, 29 tháng 8, 2017

Chi 1.300 tỷ đồng dành cho xuất khẩu lao động

 Không thể phủ nhận xuất khẩu lao động mang lại hiệu quả cao cho người lao động Việt Nam, hiện nay tình trạng thất nghiệp đối với lao động trí thức nhiều nên các giải pháp được đề ra nhằm giảm áp lực việc làm trong năm 2017 -2018
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa hoàn thiện dự thảo lần một Đề án “Đưa lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài” giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025” với chi phí dự kiến khoảng 1.300 tỷ đồng.



Chỉ gần 50% lao động đi xuất khẩu có kỹ năng

Theo Bộ LĐ-TB&XH, đề án này được xây dựng trong bối cảnh Việt Nam mỗi năm đưa hơn 100.000 người lao động đi xuất khẩu lao động (XKLĐ), song mới chỉ có gần 50% trong đó là lao động có kỹ năng, còn lại phần lớn là được đào tạo trình độ sơ cấp hoặc bổ túc tay nghề.

3 nhóm đối tượng được thụ hưởng bao gồm: người lao động tham gia chương trình sẽ được hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo ngoại ngữ, học nghề và vay tín dụng ưu đãi để trang trải các chi phí; các doanh nghiệp (DN) tham gia sẽ được hưởng chính sách khuyến khích phát triển thị trường; những trường nghề thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp, đào tạo những ngành cung cấp được tham gia đề án có thể vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư nhập các mô đun đào tạo nghề phù hợp.

Đánh giá về đề án, TS Đào Công Hải, nguyên Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH cho rằng đây là chính sách rất văn minh, đặc biệt là đối với các sinh viên tốt nghiệp chưa tìm được việc làm.

Tuy nhiên, để hiện thực hóa được đề án này thì cần phải trang bị cho người lao động các yếu tố cần thiết về sức khỏe, kỹ năng nghề, kiến thức hội nhập quốc tế, đặc biệt là ngoại ngữ dù ở bất cứ trình độ nào. Bởi vì, thực tế hiện lao động Việt Nam sang các thị trường làm việc trong những ngành cần lao động phổ thông có thể đáp ứng được ngay, nhưng với những ngành đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, số này không nhiều. Ông Hải cho rằng, phải đảm bảo được các yêu cầu này thì khi người lao động sang mới không bị bỡ ngỡ, vì nếu không trang bị sẽ mất thời gian và không hiệu quả khi đi xuất khẩu lao động

Ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ chính sách

Bộ LĐ-TB&XH cho biết, đề án này tham vọng đưa 57.000 lao động có trình độ đi XKLĐ với kinh phí dự kiến 1.300 tỷ đồng. Bàn về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp cho biết, theo quy định hiện hành về đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, người lao động tham gia vào xuất khẩu lao động phải nộp chi phí dịch vụ cho doanh nghiệp. Tại thị trường Nhật Bản hiện quy định là 3.600 USD, Đài Loan từ 3.000 – 3.500 USD.

Ông Diệp cho rằng, với đề án này tính trung bình mỗi lao động khi tham gia vào chương trình sẽ mất phí khoảng 25 triệu đồng. Nói về chi phí 1.300 tỷ đồng, ông Diệp khẳng định con số này không phải chỉ đến từ ngân sách nhà nước (NSNN) mà đã ước tính cả phần đóng góp của người lao động, nguồn vốn vay từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), riêng nguồn kinh phí cho phát triển thị trường thì chi từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước. Bằng tất cả sự hỗ trợ này, mới có thể đạt được mục tiêu đưa 57.000 lao động đi xuất khẩu Singapore

Như vậy, NSNN chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho các chính sách và cơ chế, còn người lao động tham gia xuất khẩu lao động sẽ được vay từ nguồn của VDB. Các DN dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài và các trường nghề muốn đầu tư cơ sở vật chất khi tham gia đề án cũng sẽ vay từ nguồn này.

Ông Diệp cũng khẳng định, khi chưa có đề án này thì người lao động đã phải nộp những khoản chi phí cần thiết từ đào tạo, ngoại ngữ, phong tục, phí dịch vụ…, do đó đây là những chi phí bình thường đối với người muốn tham gia xuất khẩu lao động
“Để thực hiện được đề án chúng ta phải có sự chuẩn bị cần thiết. Chúng tôi tính toán chi phí này không phải là cao nếu đề án trở thành hiện thực. Chúng tôi cũng đang nỗ lực đàm phán với các thị trường để tiếp nhận lao động, hiện đã xuất hiện một số trung tâm liên kết giữa các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong nước với các tập đoàn nước ngoài để thực hiện việc đưa số lao động có trình độ này sang nước ngoài làm việc”, ông Diệp nói.

Cũng theo ông Diệp, đề án dự kiến sẽ do Bộ LĐ-TBXH chủ trì thực hiện với sự tham gia của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ngành liên quan. Hiện đề án đang được xin ý kiến rộng rãi của các bộ, ngành về dự thảo lần một để đảm bảo tính khả thi trước khi trình Chính phủ
Tư vấn đi xkld miễn phí: 0868.986.528 – 0981057683 – 0981 079 362 – 0981052583

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét